Tuesday 8, Apr 2025

Ads

TIN MỚI NHẤT

    • Giới thiệu về văn hóa ẩm thực dân gian huế

      ẩm thực huế xưa và nay, đặc sản huế am thuc hue, ẩm thực cung đình huế, đặc sản huế am thuc hue, cách làm món ăn huế... là những gì mà người ta đang lục tìm mỗi lần đặt chân ghé Huế. Từ ngàn đời nay, ẩm thực xứ Huế đã có tiếng thơm cực xa, rõ "TO" ở khắp mọi miền đất nước. Giờ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên vẹn nét văn hóa ẩm thực Huế trong bài viết "Giới thiệu về văn hóa ẩm thực dân gian huế". 1. Đôi nét về xứ sở Ẩm thực Huế  Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là một ngành kinh tế tổng hợp kéo theo sự phát triển của nhiều hoạt động sản Xuất kinh doanh khác. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hoá xã hội của một quốc gia. Nhiệm vụ đặt ra cho ngành du lịch là phải thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch, đặt biệt là du khách quốc tế, nhằm góp phần mở rộng các quan hệ đối ngoại trong công cuộc xây dựng đất nước. Huế là một trung tâm du lịch lớn của miền Trung, nơi có quần thể di tích cố đô đã được xếp vào danh mục di sản văn hoá thế giới, nơi được ví như một bài thơ đô thị tuyệt tác với sự tổng hợp giữa cổ xưa và hiện đại. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và đất nước nói chung. Dịch vụ du lịch tương đối phát triển, nhất là kinh doanh về ăn uống đã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách qua “trang ẩm thực” đặc sắc, được tạo nên bởi sự công phu và khéo léo của người phụ nữ Huế. Trong thời đại ngày nay, khi đầu tư Xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, văn hoá ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên mở ra để thu hút họ. Mặc dù không có loại hình du lịch mang tên du lịch ẩm thực, và không có du khách nào đi du lịch chỉ để ăn uống, song ẩm thực có vị trí rất quan trọng trong hành trình của họ. Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 1995 - 2000 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã chỉ 65% tổng chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống.  Điều này khẳng định vai trò quan trọng của dịch vụ ăn uống trong cơ cấu thu nhập từ các hoạt động du lịch ở Việt Nam. Riêng ở Thừa Thiên - Huế trong những năm qua, dịch vụ kinh doanh ăn uống đã thu được khoảng từ 36 - 40 tỷ đồng so với những dịch vụ kinh doanh khác. Điều ấy cho thấy trong các tour du lịch Huế, ẩm thực thật sự có một vị trí xứng đáng, không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn được xem như lời mời hấp dẫn với du khách khi đến vùng đất này. Vậy ẩm thực Huế là gì và tại sao lại có sức lôi cuốn du khách đến thế ?  Khi bàn vấn đề này, phải từ góc độ giá trị văn hoá để xem xét các món ăn Huế. Trong bề dày lịch sử, Huế từng là chốn "phồn hoa đô hội” nên phải chăng người Huế đã tạo được một lối ăn uống đặc biệt, thể hiện tính văn hoá của một vùng đất, với hai kiểu thực đơn khác nhau: quý tộc và bình dân. rước hết, với vị trí nằm giữa hai đầu Nam Bắc, với sự phong phú về dạng địa hình có sông, biển, rừng, núi, ao, hồ và sự ưu đãi của các sản vật tự nhiên nên Huế rất có lợi thế về việc lựa chọn thức ăn và sự phong phú của của các món ăn. Tuy nhiên không vì sự ưu đãi đó mà người Huế lựa chọn các món ăn uống của mình một cách hỗn tạp. Các việc đi chợ và nấu ăn.  "Thực phổ bách thiên”, một cuốn sách dạy gia chánh gồm 100 bài thơ hướng dẫn cách chế biến những món ăn thông dụng trong các gia đình quý tộc Huế nói rằng: “Có biết nấu ăn mới biết đi chợ, mà có biết đi chợ mới biết nấu ăn. Thịt theo chợ mà cá theo mùa, tính đã mới mưa, mua vừa cho nấu, trước đã khởi phí đồng tiền vô lối, sau trong nhà lại được miếng ăn ngon, chớ có phải mua về là đi chợ, mà kho chín là nấu ăn đâu?””. Điều đó có nghĩa người Huế không coi chuyện bếp núc là công việc bình thường, không coi việc tiếp nạp thức ăn vào cơ thể là chuyện hiển nhiên mà họ xem ăn uống và chế biến món ăn là một khoa học nghiêm túc. Xưa kia khi cô gái Huế đi lấy chồng, điều quan trọng trước tiên là phải khéo léo trong gia chánh, và nếu việc này không đạt tiêu chuẩn “Huế” thì nhà trai có quyền khước từ. Về nghệ thuật chế biến, món ăn của người Huế thường cầu kỳ và nhiều màu sắc nổi bật hơn món ăn của người Việt ở miền Bắc và miền Nam. Ví như trong một bát phở, búm măng... của người Hà Nội, chất nước dùng chan phải là màu trắng trong mới đúng tiêu chuẩn, thì trong hầu hết thức ăn như bún bò, bánh canh của người Huế, màu đục của nước chan, màu vàng của mỡ nổi trên bề mặt, màu xanh của ngọn hành tươi, màu đỏ của vài lát ớt xếp trên bát là một yếu tố thiết yếu về màu sắc trong cách chế biến. Theo sự cảm nhận của các thực khách, thường người Huế đãi bạn bè ăn "bằng mắt” trước khi ăn bằng miệng. Đó là một đặc trưng rất Huế để phân biệt với những nơi khác Ngoài ra, với bản tính dịu dàng, chịu thương chịu khó, các mẹ, các chị người Huế thường gọi nghệ thuật chế biến món ăn vùng mình bằng một từ giản dị là nêm- nấu. Theo họ, nói nấu nướng là sai, bởi vì mềm (pha đồ gia vị) cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vị ngon cho món ăn Huế. Có thể nói mặc dù cùng sử dụng các loại gia vị ớt, tiêu, hành, tỏi, gừng, nghệ... vào việc chế biến món ăn của người Việt Nam, nhưng người Huế đã nâng việc sử dụng gia vị vùng mình lên hàng nghệ thuật. Một món ăn ngon theo người Hủế phải đạt đến 3 tiêu chuẩn: bổ, thơm, đẹp, mà muốn làm được như thế thì gia vị đóng vai trò rất quan trọng.  Người Huế thường ăn chua, ăn đắng nhưng không dùng nhiều đường và nước dừa như người miền Nam, không có cách nhìn đơn giản khi chế biến các món ăn như người miền Bắc. Họ chuộng cay hơn và mặn hơn trong cách gọi đậm đà. Với người Huế, một món ăn không dậy mùi thơm, trông không đẹp mắt, “chặt to, kho mặn”... là không đạt tiêu chuẩn. Trái lại, món ăn dù làm bằng loại thực phẩm bình thường nhưng được chế biến thơm ngon, đẹp mắt thì lại hấp dẫn, kích thích khẩu vị theo đúng tiêu chuẩn Huế. Đôi khi để tạo ra sự hài hoà về mùi và vị, người nội trợ Huế thường phải mất rất nhiều công vào việc lựa chọn gia vị hơn là các vật liệu chế biến. Ví dụ như món le le hom thường phải sử dụng đến một danh sách dài những đồ phụ gia như rượu, xì dầu, tỏi, gừng, tương, đường, ngũ vị hương, măng. Sen, nấm, táo, đậu... Xét về khía cạnh lịch sử, Huế từng là chốn đế đô, nơi mà lối sống của tầng lớp quý tộc và thượng lưu trí thức luôn được đề cao nên thực đơn và cách chế biến món ăn Huế mang tính công phu, tỉ mỉ. Tư tưởng đó Sau này dù khi không còn ở vị trí trung tâm của đất nước nhưng người Huế vẫn cứ muốn tìm những cái cầu kỳ trong ăn uống để khẳng định sắc thái của mình. Đó chính là cái không hướng đến sự ăn no, ăn nhiều, ăn thoải mái như người Nam Bộ mà hướng đến triết lý ăn để thưởng thức cái đẹp của người Huế. Đó cũng chính là khung cảnh ăn uống mang đậm yếu tố thiên nhiên với con người chứ không phải chỉ con người với con người như vùng đất Nam Bộ. Chính đặc trưng rõ nét đó đã tạo ra một “lối nấu Huế” để phân biệt với những nơi khác.  Lối nấu mà một nhà nghiên cứu đã viết: “Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn hợp dù mỗi món chỉ dùng một ít. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người Huế thích phải tinh vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu sinh tồn mà còn thưởng thức cái mà mình sáng tạo ra. Ăn uống lối Huế còn được chú ý tới môi trường tự nhiên và xã hội trong khi ăn uống, tức ăn uống ngon phải trong khung cảnh phù hợp, thưởng thức món ăn phải có bạn bè người thân quần tụ". Vậy suy cho cùng, lối nấu, lối ăn cũng như toàn bộ lối sống Huế là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp. Như vậy, ăn uống vùng Huế mang ý nghĩa là một nghệ thuật “nêm nấu”, pha chế, nghệ thuật thưởng thức tinh tế, ẩn chứa những triết lý sâu xa trong bản sắc chung của văn hoá ẩm thực Việt Nam. 2. Đặc sản món ngon xứ Huế  Trong hầu hết các tour du lịch Huế, việc giới thiệu và hướng dẫn du khách thưởng thức các món ăn vùng sông Hương núi Ngự được xem là một chương trình không thể thiếu. Mặc dù chưa có kết quả điều tra nào có thể thống kê một cách đầy đủ các loại món ăn Huế, nhưng du khách đến đây ít nhiều cũng đã nghe mới đến những món ăn mang đặc điểm và phong cách rất Huế. Có thể kể tới các món ăn sau đây đã để lại cho du khách những dư vị khó phai. Bánh bèo Ngự Bình.  Đây là loại bánh được chế biến từ bột gạo. Bột được lọc ra khuấy đều, cho thêm muối và mỡ rồi bắc lên bếp. Người chế biến phải luôn tay đảo để bột khỏi sít, sau đó múc đổ đầy khuôn rồi hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Khuôn bánh bèo có thể là những ô gỗ hay là những ché nhỏ tròn. Nhân bánh được làm bằng tôm giã nhỏ và nhuyễn, sau đó rang trên chảo mỡ móng, phi hành thật thơm cùng với muối, mì chính, tiêu...  Khi ăn, nhân thường được rải đều trên mặt bánh cùng với miếng tớp mỡ vàng rộm, dòn tan. Bánh bèo Huế ngon là nhờ ở nhuy tôm chấy vàng rộn, nhờ tài chế nước chấm nhạt bằng tỏi, ớt, nước mắm của người nội trợ. Hiện tại ở Huế có các điểm bán bánh bèo nổi tiếng như quán ở đường Trần Thúc Nhẫn, Nguyễn Huệ, Bến Ngự, Thiên Mụ, Ngự Bình, Nam Giao... Bánh khoái: Đây là loại bánh mà khâu chuẩn bị cần sự kỹ càng, khéo léo. Bánh được làm từ bột gạo; bột được khuấy cùng nước lạnh pha thêm ít muối, đường. Nhân bánh được làm bằng tôm, thịt nạc, nấm xào chung với nhau. Cùng với nhân còn có lòng đỏ trứng gà đánh nhuyễn để tráng lên mặt bánh tạo sự hấp dẫn về màu sắc.  Khi khuôn bánh trên lò đã nóng, tráng dầu cho sôi rồi múc bột đổ vào, rải đều nhân bánh lên trên và đậy nắp đợi bánh chín; sau đó mở ra cho thêm giá và rải tráng lên một lớp lòng đỏ trứng gà trên mặt bánh. Vài phút sau, gấp đôi bánh, lật lại mặt cho chín dòn rồi bày ra đĩa. Bánh khoái vàng rộm nóng dòn được ăn kèm với rau sống và nước lèo. Nước lèo ở đây phải là một thứ bột xúp sền sệt đầy hương thơm nấu từ gan lợn băm nhỏ, tương đậu nành, đậu phụng, mè và một số loại gia vị: muối, ớt, tỏi, đường... Rau sống để ăn kèm với bánh thường rất đa dạng, với các loại vả, chuối chát, khế, rau thơm, cải con. Trong chút lạnh của đất trời xứ Huế, thưởng thức món bánh khoái vàng rộm thơm phức bên bếp lửa đỏ hồng quả là thú ăn tuyệt diệu. Ở Huế có nhiều nơi làm bánh khoái, nhưng nổi tiếng hơn cả là quán Lạc Thạnh, Lạc Thiện ở Thượng Tứ hay quán ở đường Mai Thúc Loan, Nguyễn Tri Phương. Bánh lọc: Bánh lọc được làm theo kiểu lọc gói và lọc trần. Nguyên liệu làm bánh lọc trước hết là từ sắn tươi được xay nhuyễn, vắt ra nước, lắng bột rồi đem phơi khô. Sau đó, bột sắn được nhào và lọc bằng nước sôi. Tiếp theo, người ta bẻ bột thành nhiều nắm nhỏ vừa phải rồi nặn chúng thành những hình tròn và mỏng; bỏ nhân vào bột, ép lại thành hình bán nguyệt nhỏ. Nhân bánh thường là tôm và thịt mỡ kho rim với nước mắm, muối, tiêu, hành, đường, ớt. Bánh được bỏ vào nước sôi, luộc khoảng 15-20 phút, khi nào thấy bánh trong là được.  Với bánh lọc gói, thay vì nhồi bột thì người nội trợ thường giáo bột, cho nước lạnh vào bột sống với tỷ lệ vừa phải, đặt lên bếp khuấy đều cho bột nhão, sau đó múc đổ vào lá và bỏ nhân vào gói lại, đặt lên xửng để hấp. Bánh lọc gói khác bánh lọc trần ở chỗ người ăn không thấy ngay được nhân tôm thịt hấp dẫn ở bên trong, tuy nhiên cái thú được bóc lá, được đụng tay vào chiếc bánh thường tạo cho thực khách cảm giác ăn thú vị hơn.  Cả hai loại bánh được ăn chung với một loại nước chấm pha chế khá khéo léo bằng mùi thơm dậy của tỏi và chanh, mùi cay mồng của ớt và vị ngọt thoảng qua của đường. Nổi tiếng về tài làm bánh lọc ở Huế là các quán ở đường Trương Định, Thuận An, Nguyễn Chí Diểu, Phạm Ngũ Lão hay Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bún Huế: Bún là món ăn nơi mào cũng sẵn, như bún riêu, bún ốc, bún thang Hà Nội, bún chả cá Đà Nẵng chứ không riêng gì Huế; nhưng Huế vẫn nổi tiếng với món bún bò giò chả mà không nơi nào bắt chước được. Bún bò giò Huế thường là sự tổng hợp của rất nhiều chất liệu chế biến, như sợi bún phải trắng, thịt bò nhúng vừa chín tái, chả cua, chả thịt, giò heo, thịt mạc, thịt gân hầm mềm rục.  Với các thực khách sành ăn, bún Huế thường để lại trong tâm tưởng họ vị cay xè của ớt, vị ngọt lịm của nước hầm, vị béo của miếng thịt bò và vị nóng hổi của mồi bún đang bốc khói trên lò than... Các con đường có bán bún Huế nổi tiếng nhất hiện nay là Gia Hội, Mai Thúc Loan, Phạm Hồng Thái... Cơm hến:  Khách đến Huế thường rất bất ngờ với vật liệu và cách làm cơm hến Huế. Cơn hến là món ăn đòi hỏi sự khéo léo và công phu ở người nội trợ. Cơm hến Huế có tất cả 2 I chất liệu như: hến, ớt tương, ớt màu, ớt dầm, nước mắm, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, hạt đậu phụng, mè rang, da heo rán, mỡ và tớp mỡ, vị tinh, bún hoặc cơm, các loại rau thơm, bắp chuối, cọng môn bạc hà xắt nhỏ, khế chua, tỏi, đường, hành khô chiên mỡ, gừng.  Có một nguyên tắc ở đây là tất cả các chất liệu trên đều phải để nguội nhưng đối với nước hến thì luôn giữ sôi và móng trên bếp than rực hồng. Cơm hến Huế là món thể hiện cách ăn với năm giác quan: nghe, nhìn, nếm, chạm và ngửi - cách ăn đặc trưng nhất của người Huế. Hiện nay thực khách sành ăn thường được chọn những gánh cơm hến nổi tiếng ngon ở đường Trương Định, Phạm Hồng Thái, Vĩ Dạ. Nem tré Huế:  Để có loại nem này, những người nội trợ Huế phải qua khá nhiều công đoạn: giã thịt mông heo cho nhuyễn rồi đem trộn với bì heo thái mỏng cộng với các gia vị hỗn hợp, như mè, đường, muối, bột ngọt, tiêu. Sau đó gói chặt và đóng thành một xâu dài 10 cặp. Muốn cho nem cứng,.. chặt, ăn dòn và ngon, người ta thường phải cho vào nhiều lớp lá; nếu ít lá lợn nem sẽ mềm và ăn không ngon. Thông thường trời nắng, nem để khoảng 2 ngày là chín, còn trời lạnh để khoảng 3 ngày mới ăn được. Cùng với nem là trẻ: nem - tré đi với nhau như một cặp. Không biết tré xuất hiện ở đất này từ khi nào nhưng trong cuốn "Thực phổ bách thiên” của bà Trương Thị Bích, con dâu Tùng Thiệm Vương, có cách dạy làm tré theo bài thơ tứ tuyệt sau đây: ” Thịt này làm tré phải ram ra Tới cựu, gừng non xắt rối ra Thính, muối, mè, đường đều trộn bóp. Gói bằng lá ổi bố thanh tra” Hiện nay Huế có nhiều quán sản xuất nem tré, nhưng lâu năm và nổi tiếng hơn cả vẫn là các quán ở đường Đào Duy Từ gần cửa Đông Ba. Các món chay:  Huế là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước nên việc chế biến các món chay được phát triển và nâng lên đến hàng nghệ thuật. Du khách đến đây thường rất kinh ngạc trước khả năng chế biến món chay của người Huế. Món chay không chỉ biểu hiện cái lạ, cái ngon mà qua đó còn thấy khả năng sáng tạo, quan niệm sống hài hoà của người Huế. Thí dụ tuy là ăn chay, nhưng thực khách vẫn được nếm mì xào thập cẩm, hoành thánh, thịt heo quay kho, gà xé phay, bít tết, nem nướng, chả lụa hoặc tôm kho tàu, cháo gà... với nội dung chay. Đây thực sự là những món ăn luôn mang lại sự ngạc nhiên và niềm thích thứ của thực khách trước tài sáng tạo của đầu bếp chuyên nấu đồ chay. Ở Huế đã có những quán chay nổi tiếng về tài chế biến và có nhiều khách đến ăn từ bao đời nay ở đường Lê Lợi, Hùng Vương, Đinh Tiên Hoàng hoặc ở đường Hàn Thuyên, Bà Triệu. Cơm cung đình:  Cơm cung đình là tập hợp các món ăn được chế biến công phu, tỉ mỉ theo các món ăn của hoàng tộc xưa. Trong bữa cơm, tất cả đồ dùng như chén, bát, tô, đĩa... đều là đồ men lam đẹp và nổi tiếng. Cơm cung đình được đưa vào phục vụ những thực khách có sở thích muốn quay về với khung cảnh vàng son ngày xưa: muốn được nhập vai vua, hoàng hậu; muốn được khoác các bộ y phục của triều đình; được ăn trong tiếng nhạc cung đình, dưới lọng che của lính canh và sự phục vụ tận tình của các cung nữ.  Thực khách chủ yếu trong loại dịch vụ này là khách du lịch nước ngoài. rong các nhà hàng hay khách sạn ngày nay, những món cung đình thường được chế biến để phục vụ cho thực khách là Phượng Hoàng khai vị, súp cua nóng, men rán, tôm phích, gà nấu đậu, cơm Hương Giang... Tất cả đều là những sản vật nổi tiếng tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng của miền Huế. Cơm cung đình là một trong những thú ẩm thực công phu nhất, nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất của ngành dịch vụ ăn uống trong hoạt động kính doanh khách sạn. 3. Nhìn nhận về một nền ẩm thực rất nét Huế Như vậy trong sự ưu đãi về sản vật tự nhiên và đặc điểm lịch sử vùng đất, ẩm thực Huế với một vài nét tiêu biểu trên được tự hào là đại diện ẩm thực của miền Trung. Phong cách cầu kỳ, tỉ mỉ và mỹ cảm ấy rất dễ phân biệt với ẩm thực Bắc, Nam. Đây rõ ràng là một lợi thế cho ngành du lịch Huế. Hiện nay trên địa bàn tính, bên cạnh những nhà hàng lớn cung cấp các món ăn sang trọng  u, Á và những món ăn mang tính vương giả như cơm cung đình, các tiệm ăn bình dân với quy mô nhỏ thường chỉ cung cấp những món ăn đặc sản của miền Huế đang có xu hướng được thực khách ưa chuộng. Một số địa điểm đã được đưa vào sách hướng dẫn du lịch như: Bánh khoái Thượng Tứ, Cơm hến Trương Định, Bún bò Gia Hội, Bánh ướt Kim Long...  Tuy nhiên phần lớn các món ăn này chỉ được du khách nội địa lựa chọn. Hầu hết khách quốc tế vẫn chưa thưởng thức các đặc sản vùng Huế ở các tiệm bình dân. Điều đó chứng tỏ rằng các món ăn này vẫn chưa thuyết phục được khách quốc tế vì họ có cảm giác thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm khi thưởng thức trong môi trường dân dã. Nên chăng ngành du lịch Huế cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ ở Huế đầu tư lại cơ sở vật chất của mình để tạo được sự an tâm khi thưởng thức các món ăn Huế của khách quốc tế, nhất là khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ biết tận dụng môi trường và đặc điểm "lối ăn Huế" để đưa vào sử dụng.  Thực tế những năm gần đây cho thấy sự ra đời của nhiều kiếu nhà hàng với kiến trúc nhà vườn, phong cảnh tự nhiên, thoáng mát rất có sức hấp dẫn thực khách và mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Bên cạnh đó, với xu hướng thích đi du lịch văn hoá như hiện nay của khách du lịch, việc tìm hiểu những tinh hoa và bản sắc văn hoá mỗi nước, mỗi vùng là hướng không thể tránh khỏi. Điều đó chắc chắn sẽ làm nhu cầu về ấm thực của du khách cũng đòi hỏi sự tinh tế và đậm đà hơn. Các món ăn vùng Huế cần được sử dụng, quảng bá, tuyên truyền và đầu tư làm sao cho phù hợp với văn hoá của vùng Huế. Điều đó có nghĩa khâu chế biến cần phải đúng công thức truyền thống, không văn hoá của nó. Du lịch ẩm thực Huế là một trong những ví dụ về khía cạnh này. " Các mệ" là từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc nhà Nguyễn, các hoàng thần cư trú trong thành hoặc ở những phủ quanh Huế. Từ Hiệ ở Huế ngày nay trong cách nhìn nhận của người miền khác, trở thành khái niệm bao hàm một số thuộc tính của người Huế về tính cách và lối ứng xử. * Văn hoá ẩm thực và nón ăn Việt Nam.  Văn hoá ẩm thực và nón ăn Việt Nam lai căng một số món  u, Á hay các vùng khác trong nước. Trình độ tay nghề của các đầu bếp cần được đào tạo, nâng cao và thử nghiệm (như thông qua các hội thi món ăn dân tộc), cung cách phục vụ thực khách cần lịch sự và nhã nhặn hơn. Như vậy, để sử dụng các món ăn đặc sản xứ Huế vào sự phát triển kinh tế du lịch, ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã và đang có nhiều cố gắng righiên cứu hướng phát triển dịch vụ này trên nhiều mặt. Rõ ràng kinh doanh dịch vụ ăn uống thông qua các món ăn đặc sản là một hình thức kinh doanh nguồn tài nguyên nhân văn của một vùng dưới hình thức các sản phẩm du lịch. Du khách không chỉ tìm kiếm, khám phá và thưởng thức vẻ đẹp phong cảnh, tinh hoa của mỗi nước, mỗi vùng qua việc thăm thú những địa điểm, mua sắm quà lưu niệm, kết giao bạn bè với người bản địa mà họ còn thưởng thức những tinh hoa đó qua các bữa ăn mang đậm sắc thái địa phương. Do đó kinh doanh ăn uống ở các vùng có bề dày văn hoá lịch sử cần được chú trọng và khai thác đúng với giá trị 

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017
Ngoc My

Bí Quyết đi Phượt an toàn tại nước ngoài

Đây là bài chia sẻ của Trần Đặng Đăng Khoa (Dan Dan). Bạn này hiện đang đi xe máy (xe biển số Việt Nam) từ Sài Gòn sang Châu Âu. Hiện tại đã đến Georgia. Mọi người có thể theo dõi Facebook của bạn ấy để theo dõi hành trình.
du-lich-bui-an-toan
Sẵn đang đợi phà vài ngày nên rảnh viết một bài tổng hợp lại mấy vấn đề bữa livestream cũng như bổ sung thêm vài kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì mỗi người mỗi kiểu nhưng mình biết nhiêu viết nhiêu vậy, bạn bè xem có gì bổ sung và chia sẻ thêm cho mọi người nhé. Chia sẻ trên tinh thần là mình đi xe máy, nhưng cũng áp dụng cho đi đường bộ, xe đạp v.v…cũng được.

1) PHOTO & BACK UP GIẤY TỜ:

-Tất cả các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu, các trang chụp VISA, dấu xuất nhập cảnh, bằng lái, giấy tờ xe, bảo hiểm du lịch…đem photo ra nhiều bộ và cất giấu nhiều nơi như mình luôn mang bản gốc bỏ trong balo hoặc túi nhỏ nhét vào lớp áo trong cùng, các bản photo khác hai bộ cất trong hai balo khác, một bộ trong cốp xe.
-Ngoài ra cũng nên scan hoặc chụp ảnh lại rồi bỏ vào laptop, ổ cứng, điện thoại backup, rồi quăng lên gmail, drive, dropbox…Nếu trong nhóm nhiều người thì cất chéo nhau, người này cất của người kia v.v…
-Trong trường hợp mất giấy tờ còn cái trình cảnh sát để xác nhận thân nhân, xác nhận nhập cảnh hợp pháp hoặc đến ĐSQ Việt Nam làm lại passport để xuất cảnh về.
-Giấy tờ là vật tối quan trọng nên mình bỏ trong 2 lớp túi nylon chống nước, bỏ vào balo và lại trùm áo mưa balo lần nữa để chống mưa ướt, cũng như là một lớp bảo vệ an toàn khỏi bọn móc túi hay hạn chế rơi rớt đồ. Nếu ngủ dorm thì nhét dưới gối, đi tắm đi vệ sinh gì cũng nhớ mang theo.


2) TIỀN BẠC VÀ THẺ ATM:

-Không bao giờ mang tất cả tiền mặt theo, trừ khi đi gần và rất ngắn, còn lại bỏ vào thẻ ATM cho chắc ăn, đi đến đâu thì thanh toán thẻ hoặc tìm ATM rút. Thẻ cũng nên làm ít nhất 2 thẻ. Mình thì làm luôn cả 3 cái, 2 cái ngân hàng VN, 1 cái nước ngoài, vì các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ hỗ trợ khách hàng nước ngoài tốt hơn cũng như có văn phòng ở nhiều nước.
>>> Du lịch Mỹ giá rẻ
>>> Tour du lịch Úc giá rẻ
>>> Du lịch Trung Quốc giá rẻ
>>> Du lịch Đài Loan giá rẻ
>>> Du lịch Hồng Kong giá rẻ
-Thẻ ATM và tiền mặt cũng chia ra cất nhiều nơi, cất trong người, trong balo, dấu trong xe trừ khi bị cướp thì còn tiền backup và còn thẻ khác để xài. Thẻ VISA hoặc Mastercard cũng cạo mất 3 chữ số PIN lock ở mặt sau (dĩ nhiên là phải ghi nhớ chứ không thì không xài giao dịch online được). Tránh để các thẻ trong bóp tiếp xúc trực tiếp nhau vì dễ bị trầy xước, hư phần thẻ từ, cũng như không để dãy số lộ ra ngoài chỗ dễ thấy vì lí do an toàn. Để một lượng tiền mặt nhỏ trong túi riêng để cần thì rút ra thanh toán nhanh, không cần mở bóp hay balo ra, ngoài ra nếu được cũng trữ ít ngoại tệ mạnh như $ hay Euro trong người vì đi đâu cũng đổi được.
-Trước khi đi nên báo cho ngân hàng phát hành thẻ là sẽ rút ở nước ngoài nhiều nên đừng khóa (do vấn đề an ninh). Tuy nhiên thực tế thì vài lần rút đầu ở nước ngoài họ vẫn khóa sau mỗi lần rút làm khá bực mình, nhưng sau nhiều lần confirm thì họ không khóa nữa.


3) ĐIỆN THOẠI VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN LIÊN HỆ:

-Do mình đi xa nên mang cả 3 cái điện thoại thoại, một cái xịn để dùng, chụp ảnh, v.v…một cái cùi bắp để làm GPS dẫn đường treo trước xe, một cái pin trâu cùi bắp tắt nguồn bỏ trong balo phòng hờ mất cả 2 cái kia. Đến nước nào mua SIM nước đó, và mua cả gói Data để dùng các mục đích sau:
+ Check-in chụp hình sống ảo =))
+ Có số điện thoại để gọi hỗ trợ khẩn cấp cho cảnh sát, cứu hộ hoặc cảnh sát du lịch ở các nước. Các số này đến thì tìm và lưu sẵn. Ngoài ra cũng lưu sẵn số hotline hỗ trợ người Việt ở nước ngoài, số người thân gia đình hoặc bạn thân (lựa người nói được tiếng Anh), số hotline của bên bảo hiểm và ISOS cứu hộ quốc tế liên kết với công ty bảo hiểm. Các số hotline này bỏ ở mục Emergency Call ở màn hình lock, trong trường hợp bị tai nạn bất tỉnh thì họ không cần mở khóa vẫn có thể gọi được cho các hotline này.
+ Dùng internet trên điện thoại để book phòng, xem thông tin địa điểm, tình hình đường sá, an ninh ở nơi sắp đến thế nào, cũng như dùng google translate phiên dịch qua tiếng địa phương để giao tiếp hoặc nhờ sự hỗ trợ.
+Ngoài ra nếu cẩn thận hơn nữa như mình thì viết hẳn ra một tờ giấy các hotline trên và thông tin liên hệ khi cần thiết vào giấy, bỏ trong bao chống nước rồi nhét vào balo, bóp tiền, bao đựng hộ chiếu hoặc chỗ dễ thấy. Cũng có thể chụp ảnh cái tờ giấy này rồi dùng làm màn hình khóa để ai cũng đọc được dù không cần mở.
-Trên điện thoại cũng down các app về sơ cứu y tế cơ bản để cần tham khảo hoặc đọc lúc rảnh rỗi, mà tốt nhất là cứ học hoặc tập trước sơ cứu căn bản ở nhà cho chắc.
-Tải luôn các app maps offline (mình dùng maps.me rất tốt, và nhiều dân traveler trên đường gặp cũng rất thích nó, luôn có bản đồ để xem đường đi, đánh dấu các điểm tham quan, địa chỉ hostel, xem tài xế có đi đúng đường hay đi chỗ nào lạ không, dùng tìm cây xăng, nhà nghỉ, quán ăn v.v…)
-Nên có một bạn thân để báo lịch trình nay mình đi đâu, ở bao lâu, và kế hoạch sắp tới thế nào, không thì cứ lên fb check in cho nhanh =)). Ngoài ra google maps mới cập nhật tính năng live location sharing (chọn người tin tưởng mình muốn share vị trí) thì người đó sẽ luôn biết mình đi đâu, lần cuối thấy là khi nào, hoặc các bạn trong group đi với nhau có thể biết vị trí của nhau phòng khi lạc nhau.


4) NGỦ NGHỈ TRONG GUESTHOUSE/CẮM TRẠI

-Do mình đi một mình vừa đi vừa làm nhiều thứ nên đồ đạc rất nhiều, không ngủ ở dorm được, toàn ngủ room riêng nhưng lựa các option rẻ nhất có thể cho an toàn, thà tốn hơn còn hơn mất đồ mất tài liệu rất mệt mỏi. Còn ngủ nhờ nhà bạn bè được thì quá tốt.
-Thường các khách sạn có chìa khóa rất sơ sài, nhiều khi đẩy mạnh phát là chốt cửa bung ra nên cứ mang theo một ổ khóa dự phòng để ra ngoài khóa thêm cho chắc. Ổ khóa này cũng có thể dùng để khóa bánh trước nếu phải parking ở chỗ đông người mà khóa cổ không đủ. Tối ngủ trong phòng thì kiểm tra khóa trái cửa chắc chắn, chỗ khu vực nhạy cảm thì nên chuẩn bị sẵn miếng chặn cửa để không cho người ngoài xâm nhập vào, còn không có hoặc khóa trái cửa hư thì mình lấy balo, nón bảo hiểm, giày, bàn, ghế chặn ở cửa rồi đặt cái ly inox lên mép bàn để họ có đẩy cửa vào làm rớt cái ly thì mình cũng biết (nói chớ mình là thánh ngủ, trời sập cũng không dậy =)))
-Tới nơi xong cũng nên chụp ảnh cái card của guest house hoặc địa chỉ ở ngoài để có gì tìm về được, nhưng tốt nhất là đánh dấu vào maps trên điện thoại cho nhanh, cần chạy xe về hoặc chỉ đường cho taxi chở về tận nơi luôn.
-Lúc đi từ bàn tiếp tân vào thì cũng để ý xem cầu thang bộ và lối thoát hiểm ở đâu, hoặc nếu ở tầng cao thì lúc xuống đi thang bộ xuống để biết vị trí cầu thang thoát hiểm cũng như tập thể dục giảm mỡ =))
-Cắm trại thì đi một mình không nên cắm trại nhiều quá nếu mang nhiều đồ quý giá, nhưng cần hoặc cảnh đẹp thì cứ cắm. Có nguyên tắc hay áp dụng là chỗ nào vắng người và không ai biết mình ở đó là chỗ an toàn nhất. Ra biển thì kiếm sau mấy hòn đá lớn, vào sa mạc thì núp sau mấy đụn cát, không ai biết mình ở đó thì sẽ không thể hại mình được. Tuy nhiên vào mấy chỗ vậy cũng kiểm tra kĩ xem có đá rơi, gần chỗ nguồn nước dễ dâng, có rắn rít, nền đất thế nào, xem trước nếu có ai tấn công thì chạy về phía nào. Khi ngủ lúc nào cũng có một cái đèn pin và con dao, để ở ngay đầu, cần có thể lấy ngay.


5) SỨC KHỎE VÀ Y TẾ:

Vấn đề sức khỏe thì cực kỳ quan trọng rồi, mệt thì không đi được mà đi cũng không vui vẻ gì.
-Đầu tiên là việc ăn uống, đi đâu ăn uống cũng chú ý đồ ăn xem có sạch sẽ vệ sinh không, nếu bắt buộc ghé nhà hàng ăn thì trước khi gọi món hay hỏi nhà vệ sinh ở đâu, sẵn ngó cái bếp xem có sạch không và cái nhà vệ sinh cũng phản ánh độ sạch sẽ của nhà hàng. Còn phải ăn dọc đường thì cũng không sao, nếu cảm giác đồ ăn không an toàn thì cứ vô shop mua tạm đồ ăn liền cho qua bữa rồi tìm chỗ ăn sau cũng được. Mình may mắn ăn gì cũng được, cho gì ăn đó, không kén món gì, không yêu cầu đồ ăn ngon và ăn gì cũng không bao giờ bị đau bụng, nhà nghèo nên dễ nuôi từ nhỏ. Mốt ai cưới mình chắc sung sướng =))
-Uống nhiều nước vào, trong người lúc nào cũng có ít nhất 1 lít (kèm ít bánh ngọt, socola) để dành uống, cũng như rửa mặt nếu say nắng, rửa vết thương nếu bị tai nạn, bị phỏng. Ở vài tp lớn nước sinh hoạt vẫn uống được, như ở Georgia mọi người toàn uống nước vòi cả, vì nước từ dãy Caucasus chảy xuống rất sạch và mát lạnh. Mình cũng mang cả ống lọc nước dã ngoại để dùng khi cần kíp, khi băng qua sa mạc bị cạn nước thì dùng tạm, hoặc để uống nước chỗ nào nước chai không đảm bảo hoặc bị làm giả như ở Ấn chẳng hạn.
-Luôn có bộ sơ cứu y tế trong người, số lượng và thuốc men thì tùy theo địa hình, thời tiết, loại hình du lịch và tình hình sức khỏe, bệnh tật riêng của mỗi người. Bộ này bỏ chỗ dễ lấy ra nhanh. Mình cũng bỏ trong bộ sơ cứu y tế tờ giấy bữa đi khám tổng quát để nhân viên y tế hoặc cứu hộ, bác sĩ ở đó biết mình nhóm máu gì, có tiền sử bệnh gì hay không, kháng thuốc gì, huyết áp, mạch, các thông tin sức khỏe cá nhân khác trong trường hợp bất tỉnh.
-Mang áo quần phù hợp điều kiện thời tiết địa hình, trước khi đến đâu thì check thời tiết ở đó trước, mang nhiều lớp áo quần sẽ hay hơn, để tháo ra lúc nóng và mặc thêm lúc lạnh. Tránh các bộ phận cơ thể tiếp xúc nắng nóng quá lâu, đặc biệt là đi xe máy, xe đạp, luôn cố gắng giữ thân nhiệt ổn định nhất có thể.
-Nếu cần thì tiêm ngừa trước khi khởi hành, và ngay cả một số nước cũng cần giấy tiêm chủng mới cho nhập cảnh. Ở SG các bạn đến 40 Nguyễn Văn Trỗi chỗ Trung tâm chủng ngừa quốc tế tiêm.


6) CẢNH GIÁC VỚI CƯỚP GIẬT, MÓC TÚI, KẺ GIAN KHÁC

Đi chơi là phải mở lòng mình ra, sẵn sàng tiếp chuyện và giao lưu với người địa phương, nhưng đồng thời cũng phải cẩn thận và cảnh giác, vì nhiều khi cáo già đội lốt cừu non mà, hehe. Đặc biệt là các bạn nữ, chứ mình già rồi nên cũng khó bị dụ, kaka.
-Cái này cũng khó nói nhưng cứ dựa vào trực giác mình thôi, gặp ai mà thấy có gì đó “sai sai” hay nhiệt tình quá mức, nói cầm giùm đồ, rồi chỉ chỗ nhà nghỉ thật rẻ cho, hoặc chỗ này chơi vui lắm thì cũng nên cẩn thận và hỏi tới để xem họ trả lời sao. Nếu họ có thái độ quá khích thì cứ bình tĩnh, đừng cáu giận, nhưng không được tỏ thái độ sợ sệt, cứ quay lưng đi và cảnh giác hoặc hét lên cho quên sầu đời.
-Hạn chế để lộ thông tin như mình ngủ ở đâu, đi một mình hay đi với bạn, sắp tới sẽ đi đâu chơi, nếu như có cảm giác người đó cũng không phải dân du lịch như mình hay tò mò tìm hiểu kết bạn để có ý đồ xấu.
-Những đồ đạc quan trọng luôn bỏ trong balo mang theo sát người và cài quai ngực hoặc quai bụng, lúc ngủ ở nhà ga, tàu, hay ngủ trưa dọc đường cũng nhét dưới đầu hoặc kẹp giữa hai chân, ngay cả vào quán ăn mình cũng bỏ dưới đất giữa hai chân, thà chịu dơ về giặt còn hơn bị tay khác chạy ngang quơ mất, lựa ghế sát tường và có tầm nhìn bao quát quán hoặc nhìn ra phía ngoài cửa.
-Mặc đồ giản dị, khiêm tốn nhưng gọn gàng, lịch sự, tránh gây chú ý nhiều quá, được thì cứ họ mặc sao mình mặc vậy hoặc kiểu như mấy đứa nước ngoài sống lâu năm sắp thành “quỷ” ở đó luôn rồi =))
- Biết nói dối lúc cần thiết như cảm giác bị dẫn vào chỗ nguy hiểm, bị ép mua hàng, bị kiếm chuyện (vd trên taxi lúc nghi ngờ thì giả vờ gọi nói okie tao sắp tới, tụi mày đợi chút, hoặc có người ve vãn thì cứ nói tao đi với đám bạn, đang đợi ở đây và book phòng rồi, hay khi biết bị ép giá muốn đi thì cứ nói láo tao thích lắm nhưng kg mang tiêng hoặc đi một vòng rồi quay lại sau...), tell a white line mà, tự bảo vệ mình thôi cũng kg ảnh hưởng gì.


7) VẤN ĐỀ CHẠY XE TRÊN ĐƯỜNG

Cái này thiên về việc đi bằng xe máy rồi nhưng sẵn viết luôn. Cũng không có gì để nói nhiều, vì bạn nào dám mạo hiểm đi xa qua nhiều nước thì cũng đủ kinh nghiệm chinh chiến cho riêng mình rồi, nhưng bản thân mình thì có vài điểm sau:

-Luôn tỉnh táo và cẩn trọng, dừng nghỉ hợp lý, dù đi đường thẳng, đi đèo, đi trong thành phố, đi ngoại ô, khi dừng xe nghỉ, khi dừng đèn đỏ, khi rẽ v.v…luôn quan sát mặt đường, quan sát trước sau và hai bên trước khi làm bất cứ điều gì. Cái này nhiều bạn không có gương chiếu hậu cũng tài thật, như mình thì mình đành chịu, dù biết gương có điểm mù, quay đầu lại được nhưng có vẫn tốt hơn, quan sát trước rồi cần thì dừng hẳn xem đường rồi băng ngang hoặc quay đầu cho an toàn.
-Cái cần nhớ duy nhất là TRÁNH XA XE LỚN, không bao giờ chạy trước, chạy sau, hoặc chạy song song với BẤT KÌ chiếc xe lớn nào, vì nếu chạy trước nó mà mình ngã thì chết, chạy sau thì nếu nó va chạm với xe khác cản tầm nhìn mình thì mình lao vào cũng chết, mà chạy ngang bị rơi vào điểm mù của nó hoặc nó lật ngang hoặc đổi hướng ép mình thì mình cũng chết. Nếu đi tốc độ vừa và trang bị bảo hộ đầy đủ thì khi tự ngã không va chạm xe nào khác thì rất khó nguy hiểm đến tính mạng, chỉ có va chạm với xe khác mới cực kỳ nguy hiểm, vì thế, hãy tuyệt đối TRÁNH XA xe lớn. Nếu nó chạy chậm thì vượt qua và giữ khoảng cách xa, còn nó chạy trước mình và chạy khá nhanh thì cứ để nó chạy trước một đoạn xa.
-Mặc đồ bảo hộ đầy đủ, nón fullface, giày cao cổ, găng tay, nếu được cả áo phản quang. Cứ nghĩ trong đầu là trên đường không ai thấy mình cả, mình là vô hình (mà cũng thiệt chớ, ra nước ngoài toàn có mình là xe máy nhỏ xíu lưu thông trên đường nối mấy tp lớn thôi), vì thế khi vượt, khi rẽ, khi thắng đều phải nhá đèn báo hiệu cho mấy cha oto biết.
-Những người không ngã xe là những người chưa ngã xe, chứ không phải sẽ không bao giờ ngã, vì thế đừng bao giờ chủ quan, đừng nghĩ mình giỏi và tay lái lụa, đời thực không có vụ respawn chơi lại như game đâu, ngã vài lần thì sẽ biết cách ngã để giảm thiểu chấn thương và thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.


8) MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:

-Tra thông tin ĐSQ/LSQ Việt Nam ở nước sở tại để cần thì nhờ hỗ trợ.
-Trước khi ra khỏi phòng, bàn ăn, tàu xe thì nhìn lại chỗ vừa đi để chắc chắn không bỏ quên gì, được thì làm câu thần chú và học thuộc như mình, đọc lại và kiểm tra trước khi rời khỏi “Passport, bóp tiền, điện thoại 1, điện thoại 2, laptop, máy ảnh, giấy tờ”, là mấy món quan trọng, haha.
-Nếu phải đi bằng bus hoặc oto để băng qua các cự ly xa thì lên xe lựa ghế ngồi ở giữa xe và gần cửa ra vào, để balo dưới chân hoặc đeo ngược lên người, nếu phải bắt xe giữa đường thì nếu xe toàn là nam, ít phụ nữ thì cũng cần cảnh giác (nhất là nữ).

9) MUA BẢO HIỂM DU LỊCH

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, và là giải pháp backup tốt nhất là mua bảo hiểm du lịch, đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài và nếu đi một mình nữa, vì ở nước ngoài khó khăn trong việc giao tiếp, chi phí y tế cao, không có người thân hỗ trợ, ở xa nhà nữa.
Chi phí mua bảo hiểm du lịch so với tổng chi phí chuyến đi là rất nhỏ, lúc bị tai nạn, bị delay, bị mất hành lý, giấy tờ v.v…mới thấy nó hữu ích thế nào.
Để mua có thể mua của Liberty, công ty Mỹ, thủ tục nhanh gọn, phạm vi bảo hiểm rộng, liên hệ hỗ trợ dễ dàng khi có sự cố ở nước ngoài. Bạn nào phải di chuyển nhiều thì mua hẳn luôn gói 180 ngày và mua gói cao nhất luôn cho an tâm.
---------------------------------------------------------------------------------------
Vậy đó, chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm. Chắc do cẩn thận thái quá nên đến giờ vẫn chưa có sự cố gì xảy ra. Đó cũng là nhờ may mắn, chưa xảy ra không có nghĩa là không xảy ra, nên vấn đề quan trọng nhất là luôn tập trung và cẩn thận mọi lúc mọi nơi, chỉ cần một sai lầm nhỏ là phải trả giá rất đắt không lấy lại được. Cẩn thận là thế nhưng cũng đừng quá lo lắng mà hãy tận hưởng, thoải mái, và xem những khó khăn nếu có là cơ hội va chạm để sau này có kinh nghiệm và trưởng thành hơn, mở mang đầu óc hơn. Đọc thì có vẻ nhiều nhưng từ từ quen thì nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên, mỗi khi đi đâu, làm gì, cẩn thận tí vẫn không thừa.

Mến chúc các bạn đi du lịch an toàn và vui vẻ nhé!
Thân ái.

.
Theo dấu chân
  • Facebook Comments
  • Blogger Comments
Top